Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Nga 'tố' Ukraine tấn công ngay trước Ngày Chiến thắng
    Tin Việt Nam
Đến năm 2030, Việt Nam có ít nhất 10 doanh nhân lọt vào danh sách tỷ phú đô la Mỹ thế giới
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Con trai út cao 2,01 m của ông Trump bước vào chính trường
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Kinh Tế
Trung Quốc đã mất đi sức hút với doanh nghiệp ngoại như thế nào
Trung Quốc không còn quá cần doanh nghiệp ngoại để lấy vốn, kỹ năng và công nghệ nữa. Vì thế, họ giảm dần ưu đãi cho nhóm này và tăng hỗ trợ công ty nội.

 


Seagate - hãng sản xuất ổ cứng máy tính lớn nhất thế giới tháng trước đã đóng cửa nhà máy ở Suzhou, khiến 2.000 người thất nghiệp. Sự việc này đã làm dấy lên mối lo Trung Quốc ngày càng khó khăn với các công ty nước ngoài hoạt động tại đây.

 

Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) diễn ra ở Thụy Sĩ tháng trước, Chủ tịch Trung Quốc - Tập Cận Bình đã trấn an thế giới rằng Trung Quốc vẫn cởi mở với đầu tư nước ngoài. Ông bảo vệ toàn cầu hóa và cam kết cải thiện khả năng tiếp cận cho các công ty ngoại. Đây là tín hiệu được nhiều người đánh giá tích cực.

 

Tuy nhiên, Seagate lại vừa gia nhập làn sóng công ty ngoại ngừng hoạt động tại Trung Quốc trong vài năm qua. Có rất nhiều nguyên nhân, nhưng các công ty chủ yếu đổ cho thuế cao, lương nhân công tăng và cạnh tranh khốc liệt từ các công ty nội.

 

trung-quoc-da-mat-di-suc-hut-voi-doanh-nghiep-ngoai-nhu-the-nao




Nhiều doanh nghiệp ngoại đã phải rời Trung Quốc do kinh doanh khó khăn. Ảnh: AFP

 

Ví dụ, Panasonic năm 2015 đã phải ngừng toàn bộ việc sản xuất TV tại đây, sau 37 năm hoạt động tại Trung Quốc. Khi tiến vào thị trường này năm 1979, đại gia điện tử Nhật Bản là công ty nước ngoài đầu tiên đặt chân đến đây, kỳ vọng vào những ưu đãi hào phóng mà đối thủ Trung Quốc không có, như thuế thấp, giá đất ưu đãi và dễ dàng tiếp cận chính quyền địa phương.

 

Tuy nhiên, sau gần 4 thập kỷ, tình hình đã thay đổi. Tháng 11 năm ngoái, Sony đã bán toàn bộ cổ phần trong Sony Electronics Huanan - nhà máy tại Quảng Châu chuyên sản xuất đồ điện tử tiêu dùng. Hãng bán lẻ Anh - Marks & Spencer cũng thông báo sẽ đóng cửa tất cả cửa hàng ở Trung Quốc do thua lỗ triền miên.

 

Những cái tên cũng nằm trong danh sách này là Metro, Home Depot, Best Buy, Revlon và L'Oreal. SCMP cho rằng xu hướng này sẽ còn tiếp tục. Các công ty ngoại từng được coi là những vị khách được chào đón nhất, khi mang tiền, kiến thức và kỹ năng mà Trung Quốc đang rất cần sang đây. Nhưng giờ, họ đã thất sủng.

 

"Trung Quốc hiện không quá cần công ty nước ngoài nữa. Trước đây, họ cần để lấy công nghệ tiên tiến và vốn thôi", Chong Tai-Leung - Giáo sư tại Chinese University of Hong Kong nhận xét, "Thế nên tất nhiên, Chính phủ có thể giảm dần các chính sách có lợi với doanh nghiệp ngoại".

 

Năm ngoái, Shen Danyang - người phát ngôn của Bộ Thương mại Trung Quốc cho rằng các công ty nước ngoài chỉ muốn "kiếm tiền nhanh", quá phụ thuộc vào các chính sách ưu đãi của Chính phủ. Nhưng ông cho biết Trung Quốc vẫn là địa điểm đầu tư tốt với những người "hiểu biết sâu và dũng cảm".

 

Keith Pogson - chuyên gia dịch vụ tài chính châu Á tại Ernst & Young nhận xét lý do chủ yếu khiến các hãng nước ngoài phải rời Trung Quốc là cạnh tranh từ đối thủ nội địa. "Ngày càng nhiều công ty Trung Quốc nổi tiếng tại các thị trường nước ngoài. Việc này gây rất nhiều áp lực lên các doanh nghiệp ngoại", ông cho biết. Pogson cũng đồng tình với quan điểm rằng giảm dần chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp ngoại là động thái vì lợi ích của chính Trung Quốc.

 

Năm ngoái, các thương hiệu TV của Trung Quốc đã lần đầu vượt đối thủ Hàn Quốc, đứng đầu thế giới về doanh thu toàn cầu. Vì thế, giới chức nước này đang dần nghiêng về phía "con đẻ". Và việc giảm dần ưu đãi cho công ty ngoại sẽ còn tiếp diễn.

 

Từ năm 1994, các công ty ngoại đã được ưu đãi thuế. Đến năm 2007, những công ty có vốn đầu tư nước ngoài chỉ phải chịu thuế thu nhập 15%, bằng nửa so với các đối thủ nội địa.

 

Tuy nhiên, những năm gần đây, Bắc Kinh đã dần thắt chặt các chính sách này, với luật thuế thu nhập doanh nghiệp mới, có hiệu lực từ năm 2008. Luật này quy định cả doanh nghiệp nội và ngoại đều phải trả thuế 25%.

 

Bên cạnh đó, nhiều quy định không rõ ràng và lý giải bất nhất cũng được cho là nguyên nhân doanh nghiệp ngoại rời Trung Quốc. Một khảo sát năm ngoái của hãng tư vấn Bain & Company và Phòng thương mại Mỹ (AmCham-China) tại Trung Quốc đã chỉ ra đây là 2 lý do hàng đầu ngăn cản các công ty ngoại đầu tư và phát triển tại đây. Nằm trong top lý do hàng đầu còn có chi phí nhân công cao và thiếu lao động có chất lượng. 

 

Một phần tư thành viên AmCham-China tham gia khảo sát cho biết họ đã chuyển đi hoặc đang lên kế hoạch rời Trung Quốc cuối năm ngoái. Gần một nửa cho biết đã chuyển đến các nước đang phát triển khác ở châu Á. "Nếu các công ty nước ngoài muốn phát triển tại Trung Quốc trong tình hình này, tôi sẽ khuyên họ cân nhắc tới các thành phố hạng hai hoặc hạng ba thôi", Chong kết luận.

 
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Giá xăng giảm mạnh, xăng RON 95-III còn hơn 23.500 đồng/lít (09-05-2024)
    Giá vàng tiếp tục tăng dữ dội, vượt 89 triệu đồng/lượng (09-05-2024)
    Sầu riêng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng mạnh (09-05-2024)
    VN-Index đứt mạch 6 phiên tăng, khối ngoại xả ròng tiếp hơn 1.700 tỷ (09-05-2024)
    Giữa lúc đồng yên Nhật lao đao, mọi sự chú ý dồn về phía Trung Quốc (09-05-2024)
    Đấu giá thành công 3.400 lượng vàng với giá 86,05 triệu đồng/lượng (08-05-2024)
    Thủ tướng: Ngân hàng Việt phải vượt lên so với khu vực (08-05-2024)
    Đáp trả Mỹ, Nga cho phép tịch thu tài sản ngân hàng phương Tây (08-05-2024)
    Chuyên gia: Cho nhập khẩu, chênh lệch giá vàng sẽ hạ nhiệt chỉ trong vòng một tuần (08-05-2024)
    Cổ phiếu trụ lên tiếng, VN-Index 'bật xanh', khối ngoại xả đột biến hơn 1.200 tỷ (08-05-2024)
    TIỀN LƯƠNG MỚI SẼ TĂNG BAO NHIÊU? (08-05-2024)
    Top 10 công ty có giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất hiện nay (08-05-2024)
    20 quốc gia nợ Trung Quốc nhiều nhất (07-05-2024)
    Ngỡ ngàng khi vàng bị…ế (07-05-2024)
    Giá vàng chiều nay (7-5): Tăng như 'vũ bão' (07-05-2024)
    Trúng 172 gói thầu, Công ty Cây xanh Công Minh lớn cỡ nào? (07-05-2024)
    VN-Index đang tiếp tục tiến lên ngưỡng kháng cự 1.250 điểm (06-05-2024)
    Giá vàng hôm nay 7/5/2024: Giá vàng SJC miệt mài tăng bất chấp nỗ lực điều hành, bỏ xa giá thế giới, quý kim tiếp tục được 'đẩy thuyền' (06-05-2024)
    Lý giải giá vé máy bay nội địa tăng cao (06-05-2024)
    Giá vàng thế giới gần đáy 1 tháng, vàng miếng trong nước đắt kỷ lục (04-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Apple đổ hàng tỷ USD vào các dự án bí mật (02-02-2017)
    Mỗi quốc gia một toan tính sau khi Mỹ rút khỏi TPP (24-01-2017)
    Giá vàng phục hồi sau lễ nhậm chức của ông Trump (22-01-2017)
    Công tố viên Hàn Quốc xin lệnh bắt phó chủ tịch Samsung (16-01-2017)
    Đằng sau lời đe dọa gây chiến với Mỹ của báo Trung Quốc (15-01-2017)
    Người Việt thu nhập dưới 10 triệu đồng không được chơi casino (14-01-2017)
    Cuộc gặp giữa con rể Trump và nhà tài phiệt Trung Quốc (12-01-2017)
    WB lo ngại chính sách của Donald Trump (11-01-2017)
    Quan chức Triều Tiên bị nghi ôm hàng tỷ đôla biến mất (19-08-2016)
    Tỷ phú Thái muốn mua Vinamilk để cạnh tranh với Coca, Pepsi (17-08-2016)
    Nỗi đau của hạt gạo Việt Nam (15-08-2016)
    Nhật rót 2,4 tỷ USD cho dự án đường sắt Philippines (14-08-2016)
    Bỗng dưng mất nửa tỷ đồng trong tài khoản sau một đêm (12-08-2016)
    Chủ nợ khẳng định đủ bằng chứng kiện công ty chồng Thu Minh (10-08-2016)
    Airbus bị điều tra tham nhũng (08-08-2016)
    Thổ Nhĩ Kỳ thiệt hại 100 tỷ USD vì đảo chính (03-08-2016)
    Triệu phú ổ chuột ở Ấn Độ (02-08-2016)
    Ông chủ Amazon kiếm hơn 1 tỷ USD trong một đêm (29-07-2016)
    Người Thái coi Việt Nam là mảnh đất màu mỡ để kiếm tiền (26-07-2016)
    9 bài học thành công từ người giàu nhất Hong Kong (23-07-2016)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152962470.